QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP PHỦ MỎNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ ĐỘ NHÁM CAO” 22 TCN 345-06 ( Phần 2)
Cùng nhuaduongmiennam.com tìm hiểu QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP PHỦ MỎNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ ĐỘ NHÁM CAO” 22 TCN 345-06
Ngày đăng: 15-09-2015
998 lượt xem
Bảng 5. Thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu của bê tông nhựa có độ nhám cao
Kích cỡ sàng mắt vuông (mm) |
Lượng lọt sàng (%) |
12,5 |
100 |
9,5 |
80-100 |
6,3 |
35- 60 |
4,75 |
22-40 |
2,36 |
20-36 |
1,18 |
12-227 |
0,600 |
8-17 |
0,300 |
6-13 |
0,075 |
4-8 |
Bảng 6. Yêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông nhựa có độ nhám cao
TT |
Chỉ tiêu |
Quy định |
Phương pháp thí nghiệm |
1 |
Số chày đầm trên 1 mặt mẫu (đầm 2 mặt) |
50 |
AASHTO T245-97(2001) |
2 |
Độ ổn định ở 600C, kN |
Min.6,0 |
|
3 |
Độ dẻo, mm |
2-4 |
|
4 |
Độ ổn định còn lại (sau khi ngâm mẫu ở 600C trong 24 giờ) so với độ ổn định ban đầu, % |
Min. 75 |
|
5 |
Độ rỗng dư BTNNC, % |
12-16 |
AASHTO T269-97(98) (Phương pháp đo thể tích) |
6 |
Độ rỗng cốt liệu, % |
Min.22 |
|
7 |
Độ chảy nhựa, % |
Max. 0,20 |
AASHTO T 305-97 (2001) (phụ lục C) |
8 |
Hàm lượng nhựa tham khảo (tính theo % tổng khối lượng hỗn hợp BTNNC |
4,8-6,2 |
AASHTO T 164-01 |
3.2.5. Các giá trị nhiệt độ trộn, đúc mẫu Marshall; nhiệt độ thí nghiệm độ chảy nhựa phục vụ cho thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao được chọn trên cơ sở: nhiệt độ quy định khi trộn hỗn hợp BTNNC tại trạm trộn, nhiệt độ lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao ứng với loại nhựa đường polyme sử dụng.
3.3. Trình tự thiết kế hồn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao được tiến hành theo 3 giai đoạn: thiết kế sơ bộ, thiết kế hoàn chỉnh và lập công thức chế tạo hồn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao.
3.3.1. Giai đoạn thiết kế sơ bộ: sử dụng vật liệu tại bãi tập kết vật liệu của trạm trộn để thiết kế. Kết quả thiết kế giai đoạn này là cơ sở định hướng cho thiết kế hoàn chỉnh (xem hướng dẫn tại Phụ lục A).
3.3.2. Giai đoạn thiết kế hoàn chỉnh: tiến hành chạy thử trạm trộn trên cơ sở số liệu của giai đoạn thiết kế sơ bộ. Lấy mẫu cốt liệu tại các phễu dự trữ cốt liệu nóng để thiết kế. Các công tác: chấp thuận thiết kế, sản xuất thử hỗn hợp và rải thử sẽ căn cứ vào số liệu thiết kế của giai đoạn này (xem hướng dẫn tại Phụ lục A).
3.3.3. Lập công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC: trên cơ sở thiết kế hoàn chỉnh kết quả sau khi thi công thử lớp phủ BTNNC, tiến hành các điều chỉnh (nếu thấy cần thiết) để đưa ra công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC phục vụ thi công đại trà lớp phủ BTNNC. Công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC là cơ sở cho toàn bộ công tác tiếp theo: sản xuất hỗn hợp BTNNC tại trạm trộn, thi công, kiểm tra giám sát chất lượng và nghiệm thu. Công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC phải đưa ra được:
- Nguồn cốt liệu và nhựa đường polyme dùng cho hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao;
- Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu (tính theo phần trăm lượng lọt sàng qua các cỡ sàng);
- Tỷ lệ phối hợp giữa các cốt liệu: đá dăm, cát xay, bột đá (tính theo phần trăm khối lượng của hỗn hợp cốt liệu);
- Hàm lượng nhựa polyme trong hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao (tính theo phần trăm khối lượng của hỗn hợp BTNNC);
- Các giá trị nhiệt độ thi công quy định (xả hỗn hợp ra khỏi máy trộn, khi vận chuyển tới công trường, khi rải, khi lu);
- Kết quả thí nghiệm của bê tông nhựa có độ nhám cao với các chỉ tiêu quy định tại Bảng 6;
- Khối lượng thể tích của mẫu chế bị Marshall ứng với hàm lượng nhựa tối ưu (là cơ sở để xác định độ chặt lu lèn K).
3.4. Trong quá trình thi công, nếu có bất cứ sự thay đổi nào về nguồn vật liệu đầu vào hoặc có sự biến đổi lớn về chất lượng của vật liệu thì phải làm lại thiết kế hỗn hợp BTNNC theo các giai đoạn nêu trên và xác định lại công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC.
4. Sản xuất hỗn hợp BTNNC tại trạm trộn
4.1. Yêu cầu về mặt bằng, kho chứa, bãi tập kết vật liệu
4.1.1. Toàn bộ khu vực trạm trộn chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao phải đảm bảo thoát nước tốt, mặt bằng sạch sẽ để giữ cho vật liệu được sạch và khô ráo.
4.1.2. Khu vực tập kết đá dăm, cát xay của trạm trộn phải đủ rộng, hố cấp liệu cho trống sấy của máy trộn cần có mái che mưa. Đá dăm và cát xay phải được ngăn cách để không lẫn sang nhau, không sử dụng vật liệu bị trộn lẫn. Trước khi tiến hành thiết kế hỗn hợp và sản xuất hỗn hợp BTNNC, mỗi loại vật liệu phải được tập kết ít nhất là 1/3 khối lượng cần thiết cho công trình.
4.1.3. Kho chứa bột khoáng: bột khoáng phải có kho chứa riêng, nền kho phải cao ráo, đảm bảo bột khoáng không bị ẩm hoặc suy giảm chất lượng trong quá trình lưu trữ.
4.1.4. Khu vực đun, chứa nhựa đường polyme phải có mái che. Trong quá trình lưu trữ, phải tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng lô nhựa đường polyme. Không được dùng nhựa đường polyme đã quá thời hạn sử dụng để sản xuất hỗn hợp BTNNC.
4.2. Yêu cầu về trạm trộn: dùng trạm trộn bê tông nhựa thông trường, loại trộn theo chu kỳ (theo mẻ trộn) có thiết bị điều khiển, có tính năng kỹ thuật theo quy định tại 22 TCN 255-1999 (Trạm trộn bê tông nhựa nóng - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra), ngoài ra phải thoả mãn các yêu cầu sau:
4.2.1. Hệ sàng: cần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hệ sàng của trạm trộn cho phù hợp với việc sản xuất hỗn hợp BTNNC sao cho cốt liệu sau khi sấy sẽ được phân thành 3 nhóm hạt như sau:
- Nhóm 1: lọt sàng 12,5 mm, trên sàng 4,75 mm;
- Nhóm 2: lọt sàng 4,75 mm, trên sàng 2,36 mm;
- Nhóm 3: lọt sàng 2,36 mm.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của trạm trộn, có thể phân cốt liệu thành những nhóm hạt có kích cỡ khác nhưng phải đảm bảo cấp phối hỗn hợp cốt liệu thoả mãn công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC đã được xác lập. Kích cỡ sàng trong phòng thí nghiệm và kích cỡ sàng chuyển đổi tương ứng của trạm trộn tham khảo tại Phụ lục B.
4.2.2. Hệ thống lọc bụi: không cho phép bụi trong hệ thống lọc khô quay lại thùng trộn để sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao.
4.2.3. Đảm bảo ổn định về chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao.
4.3. Sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao
4.3.1. Sơ đồ công nghệ chế tạo hỗn hợp BTNNC trong trạm trộn phải tuân theo đúng quy định trong bản hướng dẫn kỹ thuật do nhà sản xuất trạm trộn cung cấp.
4.3.2. Việc sản xuất hỗn hợp BTNNC tại trạm trộn phải tuân theo công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC đã được lập (Mục 3.2.3).
4.3.3. Dung sai cho phép của cấp phối hạt cốt liệu và hàm lượng nhựa đường khi sản xuất BTNNC tại trạm trộn so với công thức chế tạo hỗn hợp BTNNC không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 7.
Bảng 7. Dung sai cho phép so với công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa có độ nhám cao
Chỉ tiêu |
Dung sai cho phép, % |
||
1. Cấp phối hạt cốt liệu : |
|||
- Cỡ sàng (mm) |
12,5 9,5 6,3 4,75 2,36 1,18 0,60 0,30 0,075 |
0 ±5 4 ±4 ±4 ±3 ±3 ±3 ±2 |
|
- Hiệu số lượng lọt sàng của hai cỡ sàng 4,75 mm và 2,36 mm ≤ 4 %. |
|||
2. Hàm lượng nhựa (tính theo % tổng khối lượng hỗn hợp BTNNC |
±0,2 |
||
4.3.4. Hỗn hợp BTNNC chế tạo ra phải đạt các chỉ tiêu kĩ thuật tại bảng 6.
4.3.5. Thùng nấu nhựa chỉ được chứa đầy từ 75% - 80% thể tích thùng trong khi nấu. Nhiệt độ nấu sơ bộ nhựa đường polyme trong khoảng 80 - 100oC. Nhiệt độ trộn