QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP PHỦ MỎNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ ĐỘ NHÁM CAO” 22 TCN 345-06 ( Phần 1)

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÁ DẦU MIỀN NAM chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm nhựa đường, nhũ tương với giá cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất
kt.nhuaduongmiennam@gmail.com

Hotline

0902 981 567

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP PHỦ MỎNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ ĐỘ NHÁM CAO” 22 TCN 345-06 ( Phần 1)
Ngày đăng: 25/05/2021 12:59 AM

    QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP PHỦ MỎNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ ĐỘ NHÁM CAO” 22 TCN 345-06 ( Phần 1)

    Cùng CÔNG TY CP XNK HÓA DẦU MIỀN NAM (nhuaduongmiennam.com) tìm hiểu QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LỚP PHỦ MỎNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ ĐỘ NHÁM CAO” 22 TCN 345-06

    Ngày đăng: 14-09-2015

    1,410 lượt xem

    1. Quy định chung

    1.1. Quy trình này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, công nghệ chế tạo hỗn hợp, công nghệ thi công, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu lớp phủ mỏng bê tông nhựa có độ nhám cao (sau đây viết tắt là BTNNC).

    1.2. Hỗn hợp bê tông nhựa áp dụng làm  bê tông nhựa có độ nhám cao được chế tạo theo phương pháp trộn nóng rải nóng, có cấp phối cốt liệu gián đoạn, chất kết dính là nhựa đường polyme.

    1.3. Lớp  bê tông nhựa có độ nhám cao với chiều dầy từ 20 đến 30 mm được dùng cho: đường cao tốc, đường ô tô cấp cao (tốc độ thiết kế từ 80km/h trở lên), các đoạn đường qua địa hình khó khăn nguy hiểm (đường vòng quanh co, đoạn có dốc dọc >5% với chiều dài dốc >100m...) nhằm cải thiện độ nhám và sức kháng trượt mặt đường.

    1.4.  bê tông nhựa có độ nhám cao được rải trên lớp mặt bê tông nhựa mới xây dựng hoặc trên lớp mặt bê tông nhựa cũ đã qua thời gian khai thác. Để đảm bảo độ bền và chiều dầy rải đồng đều của lốp phủ BTNNC, mặt đường bê tông nhựa phía dưới phải thoả mãn các yêu cầu cường độ và độ bằng phẳng theo quy định của cấp đường tương ứng tại TCVN 4054:2005. Nếu mặt đường bê tông nhựa phía dưới không thoả mãn yêu cầu cường độ, cần phải rải thêm 1 lớp bê tông nhựa chặt có chiều dầy thích hợp (theo tính toán kết cấu áo đường); nếu không thoả mãn độ bằng phẳng, cần phải rải thêm một lớp có chiều dầy ít nhất là 3cm trước khi rải  bê tông nhựa có độ nhám cao.

    1.5. Chiều dầy lớp  bê tông nhựa có độ nhám cao không được tính đến trong tính toán kết cấu áo đường.

    2. Yêu cầu chất lượng vật liệu chế tạo  bê tông nhựa có độ nhám cao

    2.1. Đá dăm: được nghiền (xay) từ đá tảng, đá núi; có kích cỡ lọt sàng 12,5mm và nằm trên sàng 4,75 mm. Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm được quy định tại Bảng 1.

    2.2. Cát xay: được nghiền (xay) từ đá gốc sản xuất ra đá dăm hoặc từ đá có giới hạn độ bền nén không nhỏ hơn 1200 daN/cm2, có kích cỡ lọt sàng 4,75 mm. Không sử dụng cát thiên nhiên để chế tạo BTNNC. Các chỉ tiêu cơ lý của cát xay được quy định tại Bảng 2.

     

    Bảng 1. Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm

     

    TT

    Chỉ tiêu

    Yêu cầu

    Phương pháp thí nghiệm

    1

    Giới hạn bền nén của đá gốc, daN/cm2

    min.1200

    TCVN 1772-87

    (lấy chứng chỉ từ nơi sản xuất đá)

    2

    Độ hao mòn Los Angeles (LA), %

    max.20

    22 TCN 318-04

    3

    Hàm lượng hạt thoi dẹt, %

    max.12

    TCVN 1772-87

    4

    - Hàm lượng chung bụi, bùn, sét (tính theo khối lượng đá dăm), %

    - Hàm lượng sét (tính theo khối lượng đá dăm), %

    max.2

     

    max.0,25

    TCVN 1772-87

     

    TCVN 1771-87

     

    Bảng 2. Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát xay

     

    TT

    Chỉ tiêu

    Yêu cầu

    Phương pháp thí nghiệm

    1

    Mô đun độ lớn (MK)

    min.2

    TCVN 342-86

    2

    Hệ số đương lượng cát (ES), %

    min.50

    AASHTO T176-02

    3

    Hàm lượng chung bụi bùn sét (tính theo khối lượng cát xay), %

    max.3

    TCVN 343-86

    4

     Hàm lượng sét (tính theo khối lượng cát xay), %

    max.0,5

    TCVN 344-86

     

    2.3. Bột khoáng

    2.3.1. Bột khoáng là sản phẩm được nghiền từ đá các bô nát (đá vôi canxit, đô lô mit) sạch, có giới hạn bền nén không nhỏ hơn 200daN/cm2 hoặc là xi măng.

    2.3.2. Bột khoáng phải khô, tơi, không được vón cục, độ ẩm ≤ 1,0%. Chỉ số dẻo của bột khoáng từ đá các bô nát Ip ≤ 4% (AASHTO T89, T90). Thành phần hạt của bột khoáng được quy định tại Bảng 3.

     

    Bảng 3. Thành phần hạt quy định của bột khoáng

     

    Kích cỡ sàng mắt vuông (mm)

    Lượng lọt sàng (%)

    0,600

    100

    0,300

    95-100

    0,075

    70-100

     

     

    2.4. Nhựa đường polyme

    2.4.1. Nhựa đường polyme sử dụng cho BTNNC là loại PMB-I hoặc PMB-II thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật theo "Tiêu chuẩn nhựa đường polyme" 22 TCN319-04 (Bảng 4)

     

     

    Bảng 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu nhựa đường polyme (22 TCN319-04)

     

    TT

    Các chỉ tiêu

    Đơn vị

    Trị số tiêu chuẩn

    PMB-I

    PMB-II

    1

    Nhiệt độ hoá mềm (phương pháp vòng và bi)

    0C

    min.60

    min.70

    2

    Độ kim lún ở 250C

    0,1mm

    50-70

    40-70

    3

    Nhiệt độ bắt lửa

    0C

    min.230

    min.230

    4

    Lượng tổn thất sau khi đun nóng ở 1630C trong 5 giờ

    %

    max.0,6

    max.0,6

    5

    Tỷ số độ kim lún của nhựa đường polyme sau khi đun nóng ở 1630C trong 5 giờ so với độ kim lún của nhựa ở 250C

    %

    min.65

    min.65

    6

    Lượng hoà tan trong trichloroethylene

    %

    min.99

    min.99

    7

    Khối lượng riêng ở 250C

    g/cm3

    1,00-1,05

    1,00-1,05

    8

    Độ dính bám với đá

    cấp độ

    min.cấp 4

    min.cấp 4

    9

    Độ đàn hồi (ở 250C, mẫu kéo dài 10cm )

    %

    min.60

    min.65

    10

    Độ ổn định lưu trữ (gia nhiệt ở 1630C trong 48 giờ, sai khác nhiệt độ hoá mềm của phần trên và dưới của mẫu )

    0C

    max.3,0

    max.3,0

    11

    Độ nhớt ở 1350C (con thoi 21, tốc độ cắt 18,6s-1, nhớt kế Brookfield)

    Pa.s

    max.3,0

    max.3,0

     

    2.4.2. Việc kiểm soát chất lượng, thí nghiệm kiểm tra nhựa đường polyme được tiến hành theo quy định tại 22 TCN 319-04.

    3. Yêu cầu về chất lượng hỗn hợp BTNNC

    3.1. Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu: tỷ lệ phối hợp các loại cốt liệu (đá, cát xay, bột đá) để tạo nên cấp phối hỗn hợp cốt liệu lựa chọn phải nằm trong giới hạn quy định tại Bảng 5.

    3.2. Thiết kế hỗn hợp TBNNC

    3.2.1. Mục đích của công tác thiết kế là tìm ra hàm lượng nhựa đường polyme tối ưu ứng với cấp phối hỗn hợp cốt liệu đã lựa chọn.

    3.2.2. Việc thiết kế hỗn hợp  bê tông nhựa có độ nhám cao được tiến hành theo phương pháp Marshall.

    3.2.3. Đường cong cấp phối cốt liệu thiết kế phải đều đặn, không được thay đổi từ giới hạn dưới của một cỡ sàng lên giới hạn trên của cỡ sàng kế tiếp hoặc ngược lại. Để đạt được độ rỗng dư của BTNNC thoả mãn yêu cầu (12 - 16%), hiệu số lượng lọt sàng của hai cỡ sàng 4,75 mm và 2,36 mm thường là 2%, hiệu số này càng lớn thì độ rỗng dư càng nhỏ.

    3.2.4. Hàm lượng nhựa tối ưu được chọn sao cho các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu BTNNC thiết kế thoả mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 6.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0902 981 567