hoadaumiennam.com.vn - Hư hỏng mặt đường nhựa hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÁ DẦU MIỀN NAM chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm nhựa đường, nhũ tương với giá cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất
kt.nhuaduongmiennam@gmail.com

Hotline

0902 981 567

hoadaumiennam.com.vn - Hư hỏng mặt đường nhựa hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.
Ngày đăng: 21/05/2021 01:37 AM

    hoadaumiennam.com.vn - Hư hỏng mặt đường nhựa hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.

    Hư hỏng mặt đường nhựa hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân gây ra hư hỏng nhiều loại mặt đường, trong đó hư hỏng do sự bám dính giữa cốt liệu và nhựa đường là một trong những nguyên nhân chủ yếu

    Ngày đăng: 17-10-2018

    615 lượt xem

    Ở Việt Nam, TCVN 7504:2005 được sử dụng để đánh giá sự dính bám của nhựa đường và cốt liệu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chủ yếu đánh giá chất lượng bằng trực quan. Trong khi đó, trên thế giới có nhiều phương pháp xác định tính dính bám nhựa đường và cốt liệu, có thể tạm chia thành phương pháp kiểm tra chất lượng và phương pháp định lượng. Bài báo tập trung giới thiệu phương pháp định lượng, xác định tính dính bám cơ học của nhựa đường và cốt liệu bằng thí nghiệm va đập Vialit. Bài báo còn so sánh hiệu quả thí nghiệm bằng Vialit và thí nghiệm theo TCVN 7504:2005.

    Theo TCVN 7504:2005

     

    Buộc chỉ vào 10 viên đá cỡ 30÷40mm, sau đó đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 105÷110oC đến khối lượng không đổi. Đun nhựa đường 60/70 đến nhiệt độ làm việc rồi nhúng 10 viên đá vào trong nhựa trong vòng 15 phút. Lấy ra ngoài để đá đã nhúng nhựa ở nhiệt độ phòng 15 phút và sau đó nhúng vào nước sôi khoảng 10 phút. Lấy khỏi nước, đánh giá kết quả bằng cách quan sát trực quan.

     

    Kết quả quan sát bằng mắt cho thấy, 10 viên đá đều được bao phủ bởi màng phủ nhựa, điều đó chứng tỏ rằng độ bám dính của nhựa đường và cốt liệu là rất tốt theo cách thí nghiệm của TCVN 7504:2005. Độ dính bám này có thể xem đạt ở mức độ tốt nhất là cấp 5.

    Theo thí nghiệm va đập Vialit

     

    Nhựa đường 60/70 và cốt liệu được tiến hành thí nghiệm theo các bước đã trình bày ở trên và kết quả được thể hiện trong Bảng 3.3. Mẫu sau khi thí nghiệm được chụp và thể hiện trong Hình 3.2. Thông qua kết quả thí nghiệm, độ dính bám của cốt liệu và nhựa đường không thực sự tốt được gần 100% như cách thực hiện thí nghiệm theo TCVN 7504:2005. Độ dính bám tùy thuộc vào kích cỡ đá 5/8mm, 8/11mm và 11/16mm là 83%, 84%, và 86%. Do đó, độ dính bám trung bình là 84,3%.

    Bảng 3.3. Kết quả dính bám bằng phương pháp Vialit Shock Test

    bang33

     

    Bài báo sơ bộ giới thiệu nhiều phương pháp đánh giá dính bám trên thế giới hiện nay chủ yếu thông qua hai loại là kiểm tra chất lượng bằng quan sát và bằng định lượng. Phương pháp bằng định lượng được giới thiệu trong bài báo là phương pháp va đập Vialit với nhiều ưu điểm là đơn giản, nhanh, dễ thực hiện nên phương pháp Vialit là một phương pháp khá tối ưu có thể áp dụng bên cạnh TCVN 7504:2005 hiện nay.

     

     

    Từ các thí nghiệm ban đầu thông qua TCVN 7504:2005 và thí nghiệm va đập Vialit, có sự khác nhau về kết quả của độ dính bám của nhựa đường và cốt liệu rõ ràng. Theo TCVN 7504:2005 thì độ dím bám nhựa đường và cốt liệu rất tốt, có thể xem ở mức độ cấp 5 hay xem như độ dính bám đạt 100%, tuy nhiên thông qua thí nghiệm Vialit thì độ dính bám đạt ở giá trị tốt là 84,3%. (theo tapchigiaothong)

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0902 981 567