hoadaumiennam.com.vn - Các về nguyên nhân gây hư hỏng mặt đường bê tông nhựa
Những hư hỏng nhanh mặt đường bê tông nhựa (BTN) trong thời gian qua ở nước ta chủ yếu có mấy hiện tượng sau: Xô dồn lớp mặt BTN, lún vệt xe, nứt rạn bong bật, lún nứt cao su khi ô tô đi qua có nước đục phụt lên.
Ngày đăng: 22-10-2018
1,102 lượt xem
1. Về hiện tượng xô dồn lớp mặt BÊ TÔNG NHỰA
Kết cấu lớp mặt BÊ TÔNG NHỰA của ta hiện nay chủ yếu được cấu tạo như sau, chỉ khác nhau về chiều dầy các lớp mà thôi :
1.1. Lớp mặt BÊ TÔNG NHỰA đặt trực tiếp trên lớp móng đá dăm cấp phối (ĐDCP) cơ sở (thường goi theo tiếng Anh là lớp base), dưới lớp móng base là lớp móng dưới (sub-base) cũng bằng ĐDCP có chỉ tiêu chất lượng thấp hơn lớp base; giữa lớp mặt BÊ TÔNG NHỰA và lớp móng ĐDCP base được liên kết với nhau bởi một lớp nhựa thấm bám bằng nhựa nhũ tương a-xít hoặc bằng nhựa lỏng với tiêu chuẩn 0,5 – 1,3 l/m2 ( Theo TCVN 8819:2011).
1.2. Lớp mặt BÊ TÔNG NHỰA là loại BÊ TÔNG NHỰA chặt (có bột khoáng) đặt trên lớp BÊ TÔNG NHỰA cơ sở là loại BÊ TÔNG NHỰA rỗng (không có bột đá); giữa chúng cũng được liên kết với nhau bởi lớp dính bám bằng nhựa nhũ tương hoặc nhựa lỏng với tiêu chuẩn 0,3-0,6l/m2 ( TCVN 8819:2011).
Về nguyên tắc các lớp kết cấu áo đường phải là một hệ thống các lớp được gắn kết chặt với nhau tạo thành một kết cấu liên tục để cùng nhau chịu lực do tải trọng xe chuyền xuống . Nhưng vì một lý do nào đó chúng không liên kết tốt với nhau thì lớp mặt trên cùng sẽ nhanh chóng bị xô dồn do không chịu được lực trượt dọc dưới tác dụng của lực bánh xe, lực trượt này sẽ cực đại khi phanh xe.
Có nhiều lý do làm lớp mặt BÊ TÔNG NHỰA không liên kết tốt với lớp dưới, theo chúng tôi cho lý do chính là từ nhựa tưới dính bám:
• Nếu dùng nhựa nhũ tương:
Hai đặc trưng thông số của nhũ tương axít có liên quan đến khả năng dính bám là tốc độ phân tách (thuật từ tiếng Anh là cuting) và hàm lượng nước trong nhũ tương (khoảng 40-45% nước so với khối lượng nhựa bitum trong nhũ tương). Khi sử dụng tưới dính bám ở hiện trường người thi công phải thực hiện thông số phân tách này bằng kinh nghiệm chứ không bằng thí nghiệm kiểm tra cụ thể được:
Thông số tốc độ phân tách phụ thuộc vào nhiệt độ không khí lúc thi công, phụ thuộc vào tính chất bề mặt vật liệu lớp cơ sở bên dưới. Ví dụ có bụi nhiều hay ít; nếu lớp móng là ĐDCP thì còn phụ thuộc vào tính hấp thụ hoá – lý giữa bề mặt đá với nhũ tương, đá có tính axít khác với đá có tính kiềm. Do đó đòi hỏi người thi công phải có nhiều kinh nghiệm mới bảo đảm được yêu cầu sao cho nhũ tương phân tách trọn vẹn mới thi công lớp BÊ TÔNG NHỰA bên trên. Nếu chưa phân tách trọn vẹn thì hàm lượng nước có trong nhũ tương chưa bay hơi hết, sẽ còn lại một lượng nước nhất định trong lớp dính bám và đó chính là nguồn gốc gây dính bám kém.
Trong trường hợp vừa thi công vừa bảo đảm giao thông thì việc bảo đảm những yêu cầu này còn gặp nhiều khó khăn hơn, ví dụ trong thực tế cho thấy nhiều trường hợp xe đi lên làn đường mới tưới xong dính bám chưa đủ thời gian phân tách, do đó còn kéo theo mất ít nhiều lượng nhựa tiêu chuẩn .Mặt khác về tâm lý, do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của lớp dính bám, xem như lớp phụ, do đó sinh coi thường, làm ẩu mà tư vấn giám sát cũng như chủ đầu tư không thể kiểm tra định lượng được. Trong quy trình thi công BÊ TÔNG NHỰA cũng chỉ quy định kiểm tra bằng mắt sự dính bám giữa 2 lớp trên mẫu khoan.
• Nếu dùng nhựa lỏng:
Nhựa lỏng được lấy tách từ dây chuyền chưng cất ở nhà máy lọc dầu thô, hoặc được pha chế làm lỏng nhựa từ nhựa đặc bằng dung môi hoà tan – (Theo TCVN 8818-1:2011).
Cách nào thì nhựa lỏng cũng có một hàm lượng dầu không có tác dụng dính bám. Khi sử dụng làm lớp dính bám thì cũng phải chờ thời gian bốc hơi ( từ chuyên môn theo tiếng Anh là thời gian curing) trọn vẹn của lượng dầu có trong đó. Thời gian này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm không khí ở hiện trường.
Do đó, cũng như nhựa nhũ tương nếu nhựa lỏng chưa bốc hơi trọn vẹn sẽ còn tồn lại một lượng dầu không có tác dụng dính bám này trong lớp nhựa dính bám, thì đó cũng là nguồn gốc gây dính bám kém, làm xô dồn lớp BÊ TÔNG NHỰA bên trên dưới tác dụng lực bánh xe, nhất là khi phanh xe hoặc xe tải nặng chạy.