Cách sử dụng nhựa đường an toàn

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÁ DẦU MIỀN NAM chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm nhựa đường, nhũ tương với giá cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất
kt.nhuaduongmiennam@gmail.com

Hotline

0902 981 567

Cách sử dụng nhựa đường an toàn
Ngày đăng: 27/05/2021 10:40 AM

    Cách sử dụng nhựa đường an toàn

    Nhựa đường là một phức hợp các chất hydrocacbon chứa các thành phần của nhiều dạng chất, phần lớn là các chất cao phân tử kể các hydrocacbon thơm đa vòng (PCAs). Độc tính của các thành phần này cần phải được xem xét kể cả việc nghiên cứu khả năng gây ung thư.

    Ngày đăng: 06-08-2015

    4,890 lượt xem

      1. Sơ cứu khi bị bỏng

    Khi bị bỏng khi tiếp xúc với nhựa đường nóng, ngay lập tức phải nhúng vết thương vào nước lạnh, để cho nước lạnh chảy qua vết thương ít nhất là 10 phút hoặc cho đến khi vết thương trở lại nhiệt độ bình thường. Tuyệt đối không bóc lớp nhựa đường dính trên da nạn nhân. Một khi nhựa đường đã nguội đi, nó sẽ không gây tổn hại gì cho nạn nhân và trong thực tế lại tạo ra một lớp phủ sát trùng bao phủ lên vùng bị tổn thương do bỏng. Ít ngày sau khi vết thương đã lành, lớp nhựa đường sẽ tự tách ra khỏi vết thương. Khi thực sự cần phải loại bỏ lớp nhựa đường dính ra khỏi da, do vị trí và kích thước chổ tiếp xúc với da hay do bản chất độc hại của loại nhựa đường đó, ví dụ nhựa đường lỏng, có thể sử dụng dung môi xử lý, sau đó cần phải rửa bằng xà phòng và nước, bôi kem làm sạch da hoặc các loại thuốc mỡ phù hợp.

    2.   Nguy cơ gây hại qua đường hô hấp

    Thông thường, khi nhựa đường được gia nhiệt trong các phương tiện tồn chứa hoặc trộn với cốt liệu nóng, các loại khí sẽ bị bay lên. Các loại khí đó chứa các chất đặc biệt, hơi hydrocacbon và một số lượng rất nhỏ sunfua hydro. Viện Nghiên cứu asphalt đã xác định lượng  hơi phát thải từ asphalt nóng ngay sau khi xuất ra khỏi dây truyền trộn, nồng độ hơi nhựa đường từ 0,2 đến 5,4mg/m3, trung bình 1,6mg/m3. Trong mọi trường hợp, mức độ gây ung thư của các hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng là rất thấp. Một nghiên cứu tương tự về hơi phát thải trong quá trình thi công đường cho thấy đối với quy trình đầm nén mặt đường mới thi công, mức độ phát thải bụi lá từ 0,15 đến 5,6mg/m3 và đối với các quy trình khác là từ 0,25 đến 3,5mg/m3 với mức độ trung bình là 0,9mg/m3.

    Nồng độ giới hạn nghề nghiệp cho phép khi tiếp xúc với hơi nhựa đường trong không khí ở nơi làm việc ở Vương quốc Anh là:

    Giới hạn tiếp xúc thời gian dài đến 8 giờ, với nồng độ khí thải trung bình là 5mg/m3

    Giới hạn tiếp xúc thời gian ngắn đến 10 phút, với nồng độ khí thải trung bình là 10mg/m3

    Như vậy, nồng độ của tổng số các hạt chỉ đôi khi đạt tới mức giới hạn tiếp xúc thời gian dài của Vương quốc Anh và không bao giờ vượt qua giới hạn tiếp xúc cho phép trong thời gian ngắn.

    Khi làm việc với nhựa đường trong điều kiện ngoài trời, sunfua hydro không gây độc vì nồng độ quá thấp để có thể trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, sunfua hydro có thể tích lũy tới nồng độ gây tử vong cho người ở trong các bồn chưa nhựa đường nóng.

    Không thể dựa vào mùi "trứng ung" quen thuộc của sunfua hydro để cảnh báo về sự hiện diện cùa nó, bởi vì chất khí chết người này chỉ có mùi khi đạt đến nồng độ cao hơn 200ppm.

    Quy định về giới hạn nghề nghiệp  của Anh đối với sunfua hydro trong không khí ở nơi làm việc là:

    Giới hạn tiếp xúc thời gian đến 8 giờ, với nồng độ khí thải bình quân là 10ppm (14mg/m3)

    Giới hạn tiếp xúc thời gian ngắn đến 10 phút, với nồng độ khí thải bình quân là 15ppm (21mg/m3)

    Trong mọi trường hợp không cần thiết, tránh tiếp xúc với hơi nhựa đường, khi có bất kì một nghi ngờ nào cần tiến hành kiểm tra để xác định nồng độ sunfua hydro trong hơi nhựa đường ở nơi làm việc.

    3.   Sơ cứu đối với trường hợp hít phải hơi nhựa đường

    Những người hít phải hơi nhựa đường cần được đưa ngay đến nơi có không khí trong lành. Nếu triệu chứng nặng hay kéo dài phải chuyển nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

    4.   Các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho cá nhân

    4.1   Dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân

    Khi tiếp xúc với nhựa đường nóng nguy cơ lớn nhất là bỏng do nhiệt độ cao của nhựa đường. Vì vậy, người lao động phải sử dụng các trang bị bảo hộ lao động thích hợp như:

    Găng tay chống nhiệt có măng sắt cài khít cổ tay;

    Mạng bảo vệ mắt và mặt.

    Quần áo bảo hộ lao động có măng sắt đầy đủ dài trùm qua cổ găng tay, ống quần dài đủ trùm qua cổ giầy bảo hộ lao động;

    Giầy bảo hộ lao động đế mềm, cách nhiệt, mũi cứng;

    Mũ cứng, có dải che gáy.

    Quần áo bẩn do dính nhựa đường cần được loại bỏ hay giặt khô để tránh việc nhựa đường thấm vào quần áo bên trong.

    Dụng cụ hay giẻ bẩn không được để vào trong túi quần áo bảo hộ vì nó sẽ làm bẩn lớp vải lót của túi quần áo.

    4.2   Vệ sinh cá nhân

    Những người phải xử lý nhựa đường hay vật liệu nhựa đường cần được cấp và sử dụng kem để bảo vệ phần da lộ ra, đặc biệt là bàn tay và ngón tay. Da phải được rửa sạch sẽ sau khi có bất kì sự dính bẩn nhựa đường nào và luôn phải rửa sạch trước khi ăn uống hay vào nhà vệ sinh.

    Dùng kem bảo vệ trước khi xử lý nhựa đường, sẽ giúp rửa sạch khi dính nhựa đường. Tuy nhiên, kem bảo vệ không thay thế được cho găng tay hay quần áo bảo hộ chống thấm khác, do đó không thể sử dụng nó như một dạng bảo vệ duy nhất.

    Không nên sử dụng các dung môi như xăng, dầu diezel hay cồn trắng...để tẩy nhựa đường khỏi da vì những chất này sẽ làm lan rộng vùng nhiễm bẩn. Sử dụng chất làm sạch không ăn mòn da và nước ấm để tẩy các vết nhựa đường dính trên da.

    5   Phòng cháy chữa cháy

    Việc áp dụng nghiêm túc các quy trình vận hành an toàn sẽ giảm một cách đáng kể nguy cơ hỏa hoạn. Tuy vậy, điều quan trọng là người lao động phải được huấn luyện và trang bị tốt để nếu xảy ra cháy họ có thể dập được lửa, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.Quy định về an toàn với sản phẩm nhựa đường của Viện Dầu khí và nhựa đường đã nêu rất chi tiết những yêu cầu về công tác phòng cháy chữa cháy.

    Các đám cháy nhựa đường nhỏ có thể dập tắt được bằng các thiết bị dập lửa bằng khí trơ hay chất lỏng hóa hơi, bình lọt, bình chửa cháy dùng hóa chất khô, các vòi phun tia sương hay hơi nước. Không dùng vòi nước áp lực để chữa cháy nhựa đường vì nhựa đường nổi trên nước làm đám cháy lan rộng.

    Khi cháy xảy ra trong bồn chứa nhựa đường, nếu phần nắp thùng còn gần như nguyên vẹn, có thể dập tắt lửa bằng cách phun tia hơi hay nước ở dạng "sương" vào trong phần lưu không của bồn. Tuy nhiên, chỉ những người được huấn luyện thành thục mới nên áp dụng phương pháp này bởi vì nước sẽ bay hơi ngay khi tiếp xúc với nhựa đường nóng. Hiện tượng này sẽ tạo ra bọt khí trong nhựa đường, có thể làm trào nhựa đường ra khỏi bồn chứa và làm cho đám cháy nguy hiểm hơn. Trong trường hợp này có thể sử dụng thiết bị chữa cháy bằng bọt để thay thế. Bọt có thể đảm bảo là nước được phân tán tốt, do đó giảm nguy cơ trào bọt ra ngoài. Điều bất lợi của loại bình chữa cháy tạo bọt là khi tiếp xúc với nhựa đường nóng, các bọt hóa chất sẽ bị vỡ ra nhanh chống, mất tác dụng cách ly ngọn lửa với oxy trong không khí.

    Loại bình chữa cháy dùng hóa chất khô hoặc bình tạo bọt cơ động rất có hiệu quả đối với các đám cháy quy mô nhỏ. Do đó nên bố trí loại bình chữa cháy này quanh các khu vực có nhựa đường nóng. Chủng loại và vị trí đặt thiết bị cứu hỏa công suất lớn cần phải được thảo luận với độ cứu hỏa địa phương trước khi tiến hành lắp đặt.

    6.   Lấy mẫu nhựa đường

    Việc lấy mẫu nhựa đường đặt biệt nguy hiểm vì nguy cơ bị bỏng nhiệt khi nhựa đường bị đổ hay bị tung tóe ra khỏi dụng cụ đựng mẫu. Do đó những người lấy mẫu phải luôn luôn sử dụng các trang bị bảo hộ lao động thích hợp.

    6.1   Lấy mẫu trực tiếp qua miệng bồn

    Có thể lấy mẫu nhựa đường bằng cách nhúng một can nặng cột ở đầu sợi dây hay cây gậy nhúng vào nhựa đường bảo quản trong bồn qua miệng trên nóc bồn. Sau đó mẫu được chuyển sang một dụng cụ chứa đựng chắc chắn. Phương pháp này đơn giản nhưng chỉ phù hợp đối với các mẫu nhỏ. Không nên áp dụng phương pháp lấy mẫu trực tiếp đối với các bồn nhựa đường lỏng (cutback bitumen) vì trong khoản không trong bồn có các chất khí dễ cháy. Phải bố trí lối lên bồn thật an toàn. Khi cần lấy mẫu trực tiếp từ bồn xe tải nên sử dụng cầu thang tại các cầu cân để lên xe.

    6.2   Lấy mẫu qua van

    Thiết kế van lấy mẫu phù hợp là rất hữu ích cho việc lấy mẫu từ đường ống hay từ bồn chứa. Việc thiết kế van phải đảm bảo để sản phẩm vẫn nóng như trong đường ống hay bồn chứa để tránh tình trạng nhựa đường đông đặc khi đóng van. Van lấy mẫu nên thiết kế dạng pít tông và xoáy. Khi đóng, pít tông của van sẽ bị ngập sâu vào khối sản phẩm mới phía trong bồn. Khi van được mở ra, mẫu thu được là mẫu đại diện chứ không phải là mẫu nằm trong thân van từ trước. Với van dạng cầu và dạng phít, phần mẫu nằm sẵn trong thân van được loại trừ, sau đó người ta thực hiện việc lấy mẫu đại diện.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0902 981 567